Chuyển đến nội dung chính

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không?

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không? 

Là những câu hỏi mà mình nhận được khá nhiều từ khách hàng. Bài viết này mình sẽ giải thích các câu hỏi xung quanh vấn đề trên.

File thêu vi tính hình chú chó shiba định dạng EMB được vẽ lại bởi 68patches

* Nếu các bạn thích file trên, hãy vào link dưới đây để tải về nhé. Mình xin chia sẻ miễn phí ạ ^^

Link google drive: https://drive.google.com/file/d/1PEUIXoCQYGa...

Định dạng của file thêu vi tính là gì?

File thêu vi tính là những loại tệp tin chứa thông tin về mẫu thiết kế thêu được lưu trữ trên máy tính. File thêu vi tính thường được tạo ra bởi các phần mềm thiết kế thêu hoặc được tải xuống từ các nguồn trực tuyến. Các file thêu vi tính có thể được sử dụng để chỉ định các thông tin cần thiết cho việc thêu trên máy thêu vi tính, bao gồm các mẫu hoa văn, kích thước, màu sắc và các thông số khác. Khi được tải vào máy thêu, file thêu vi tính sẽ chỉ đạo cho máy thêu hoạt động và thêu mẫu theo các thông tin được lưu trữ trong file đó. Các định dạng file thêu vi tính khác nhau tùy thuộc vào hãng máy thêu và phần mềm thiết kế được sử dụng.

Các định dạng file thêu vi tính phổ biến trên các máy thêu thông dụng bao gồm: 

.DST - Định dạng của Tajima, đây là định dạng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thêu vi tính vì nó có thể được sử dụng trên nhiều loại máy thêu khác.

.PES - Định dạng của Brother, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Brother. Tại thị trường Mỹ, đây là dạng tệp tin thêu rất phổ biến, không kém .DST

.JEF - Định dạng của Janome, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Janome.

.EXP - Định dạng của Melco, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Melco.

.VP3 - Định dạng của Viking, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Viking.

.XXX - Định dạng của Singer, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Singer.

.HUS - Định dạng của Husqvarna Viking, được sử dụng trên các máy thêu của hãng Husqvarna Viking.

Ngoài ra, còn có một số định dạng file thêu khác được sử dụng trên các máy thêu thông dụng khác như: .PEC (được sử dụng trên các máy thêu của hãng Brother), .SEW (được sử dụng trên các máy thêu của hãng Elna), .CSD (được sử dụng trên các máy thêu của hãng Poem), .ART (được sử dụng trên các máy thêu của hãng Bernina), và .GNC (được sử dụng trên các máy thêu của hãng Great Notions)...

File vector thêu vi tính được không?

Như mình đã giới thiệu ở trên, file vector không thể dùng để thêu vi tính. Tuy nhiên, file vector giúp cho các đơn vị thêu nhìn rõ được chi tiết của thiết kế, giúp cho việc vẽ lại file thêu được chính xác hơn.

Đối với các hình ảnh, logo đơn giản, file vector giúp quá trình số hóa được nhanh hơn nhờ tính năng tự động của Wilcom. Tuy nhiên, cần có nhiều kinh nghiệm thì mới ứng dụng tốt được.

Các đơn vị thêu vi tính cần file gì?

- Các đơn vị thêu vi tính thường cần file thiết kế thêu định dạng .EMB. Nếu bạn có tập tin .EMB, chi phí thêu có thể được giảm đáng kể.

- Nếu bạn không có file trên, hãy gửi họ hình ảnh rõ các chi tiết cần thêu là được.

- Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nghề thêu vi tính, hãy nhắn tin cho mình qua Zalo 0906.919.611, mình sẽ cố gắng giải đáp chúng trong vốn kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy trong những năm vừa qua.

68Patches rất mong được hợp tác với bạn ở những dự án mới!

Thân chào!

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất?

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất? Tại 68patches, tụi mình vẽ file thêu bằng phần mềm Wilcom Quảng cáo sơ về phần mềm Wilcom Wilcom là phần mềm khá thông dụng tại thị trường Việt Nam (10 ông trong nghề thêu mà mình biết thì có tới 9,5 ông là dùng Wilcom). Nó có chức năng tạo ra các mẫu thêu vi tính từ các hình ảnh chụp hoặc các dạng hình ảnh đồ họa phổ biến khác. Các hình ảnh này được đưa vào Wilcom rồi được các thiết kế viên “số hóa” (digitize) hoặc có thể gọi đơn giản là tạo mũi thêu cho từng phần của hình ảnh bằng cách kết hợp nhiều kỹ thuật về kiểu mũi, màu sắc, hiệu ứng,… Sau khi hoàn tất, sản phẩm tạo ra là một tập tin định dạng thêu vi tính (.EMB) và có thể xuất ra các định dạng khác nhau để nạp vào máy thêu vi tính tự động, để máy có thể thêu ra sản phẩm thêu thực tế. Xem thêm bài: Định dạng file thêu vi tính để biết thêm thông tin về các dòng máy thêu sử dụng file nào. Ngoài ra, Wilcom còn có chức năng khá hay đó tự động số hóa một file vector

Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu

 Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu File thêu vi tính L'ami Food được vẽ lại tại 68Patches Dịch vụ này chủ yếu là để hỗ trợ: - Các bạn vừa khởi nghiệp, có máy thêu nhưng chưa thiết kế, số hóa được file thêu vi tính. - Các cửa hàng có máy thêu, nhưng vì đông khách quá, không xử lý kịp file thêu. - Các bạn có dự án bán file thêu (digital selling), cần nguồn file thêu chất lượng cao. - Các doanh nghiệp, đối tác cần outsource công đoạn này (bên mình chưa xuất được VAT cho dịch vụ số hóa file thêu). Vẽ file thêu vi tính theo yêu cầu, giá bao nhiêu? - Với logo trên ảnh minh họa, bên mình nhận vẽ lại với giá 100k/logo. Đơn giá này đã bao gồm công vẽ, thêu mẫu 1 lần (thêu mẫu trên máy thêu Tajima) và chỉnh sửa thêm tối đa 3 lần nữa nếu có yêu cầu (xin lưu ý là chỉnh sửa về mật độ mũi thêu, kích thước chữ, hình ảnh bên trong file thêu cũ chứ không phải vẽ lại 1 file thêu với nội dung mới). - Quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua facebook 68Patches hoặc Zalo 0906.919.611 (Đôn