Chuyển đến nội dung chính

Vẽ file thêu vi tính cần chú ý những gì? (Custom Embroidery Digitizing)

Nghề vẽ file thêu có khó không? Vẽ file thêu vi tính cần chú ý những gì? Đây là bài viết chia sẽ kinh nghiệm cá nhân trong nghề số hóa file thêu vi tính, hi vọng sẽ giúp ích được phần nào đó cho bạn đọc.

Custom Embroidery Digitizing - Số hóa file thêu vi tính theo yêu cầu được thực hiện tại 68patches

Với 5 năm kinh nghiệm vẽ lại file thêu vi tính, mình đúc kết được một số kinh nghiệm cơ bản sau:
* Bài viết được diễn đạt theo văn nói, nghĩ tới đâu viết tới đó, không theo thứ tự, đôi lúc có xen kẽ vài từ chuyên môn trong phần mềm thiết kế file thêu Wilcom nên có thể gây khó hiểu đối với các bạn mới vào nghề hoặc sử dụng phần mềm thiết kế khác. 

1. Trước khi vẽ, cần tính trước được độ co rút của vải (vải mỏng, vải dày, vải co giãn, vải không co giãn), độ cong của mặt phẳng thêu (đối với nón thành phầm) để có sự tính toán phù hợp. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định bản thêu có đẹp hay không. Dù cho mình vẽ đẹp mà thông số không phù hợp thì thành phẩm thêu cũng sẽ không đạt.

Ví dụ: Vải mỏng thì điều chỉnh độ dày của thiết kế thưa một chút để hạn chế sự co rút.

2. Trong khi vẽ mà gặp 2 mảng màu sát bên cạnh nhau thì vẽ đến mảng thứ 2, nên chồm qua mảng thứ nhất 1 chút để trừ hao độ co rút sau khi thêu mảng 1.

3. Chú ý đến vấn đề cắt chỉ tự động. Khi sản xuất vài chục logo, nếu sử dụng cắt chỉ tự động thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thời gian thêu. Nhưng nếu logo đó cần sản xuất vài nghìn, vài chục nghìn sản phẩm thì quá trình cắt chỉ tự động mất khá nhiều thời gian.

4. Chọn thứ tự màu chỉ thêu. Cần hình dung thiết kế của mình cái nào phía sau, cái nào phía trước để sắp xếp bố cục cho hợp lý. Càng tối ưu được thứ tự màu sắc chỉ thêu thì đội sản xuất càng đỡ mệt, thời gian sản xuất cũng được cải thiện.

5. Cần biết giới hạn máy móc để chọn số lượng màu chỉ cho phù hợp. Ví dụ máy sản xuất chỉ có 9 kim thì tốt nhất nên lựa chọn màu trong giới hạn 9 màu. Điều này giúp giảm rủi ro trong quá trình sản xuất vì không phải thay chỉ thêu nhiều lần.

6. Vấn đề thêu chuyển sắc. Một số thiết kế có chuyển sắc, không phải màu đơn giống như sợi chỉ của mình thì có thể ứng dụng cài đặt thông số trong mục Effect. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho các mẫu thêu lớn, thường thì tối thiểu phải trên 10cm mới ứng dụng tốt được tính năng này.

7. Nên phối hợp cả công cụ Branching và Tự động nối điểm thêu thì kết quả thêu sẽ đẹp hơn, cách thức vẽ cũng sẽ đơn giản hơn.

8. Sẽ tiếp tục cập nhật khi có thời gian.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất?

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất? Tại 68patches, tụi mình vẽ file thêu bằng phần mềm Wilcom Quảng cáo sơ về phần mềm Wilcom Wilcom là phần mềm khá thông dụng tại thị trường Việt Nam (10 ông trong nghề thêu mà mình biết thì có tới 9,5 ông là dùng Wilcom). Nó có chức năng tạo ra các mẫu thêu vi tính từ các hình ảnh chụp hoặc các dạng hình ảnh đồ họa phổ biến khác. Các hình ảnh này được đưa vào Wilcom rồi được các thiết kế viên “số hóa” (digitize) hoặc có thể gọi đơn giản là tạo mũi thêu cho từng phần của hình ảnh bằng cách kết hợp nhiều kỹ thuật về kiểu mũi, màu sắc, hiệu ứng,… Sau khi hoàn tất, sản phẩm tạo ra là một tập tin định dạng thêu vi tính (.EMB) và có thể xuất ra các định dạng khác nhau để nạp vào máy thêu vi tính tự động, để máy có thể thêu ra sản phẩm thêu thực tế. Xem thêm bài: Định dạng file thêu vi tính để biết thêm thông tin về các dòng máy thêu sử dụng file nào. Ngoài ra, Wilcom còn có chức năng khá hay đó tự động số hóa một file vector...

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không?

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không?   Là những câu hỏi mà mình nhận được khá nhiều từ khách hàng. Bài viết này mình sẽ giải thích các câu hỏi xung quanh vấn đề trên. File thêu vi tính hình chú chó shiba định dạng EMB được vẽ lại bởi 68patches * Nếu các bạn thích file trên, hãy vào link dưới đây để tải về nhé. Mình xin chia sẻ miễn phí ạ ^^ Link google drive:   https://drive.google.com/file/d/1PEUIXoCQYGa... Định dạng của file thêu vi tính là gì? File thêu vi tính là những loại tệp tin chứa thông tin về mẫu thiết kế thêu được lưu trữ trên máy tính. File thêu vi tính thường được tạo ra bởi các phần mềm thiết kế thêu hoặc được tải xuống từ các nguồn trực tuyến. Các file thêu vi tính có thể được sử dụng để chỉ định các thông tin cần thiết cho việc thêu trên máy thêu vi tính, bao gồm các mẫu hoa văn, kích thước, màu sắc và các thông số khác. Khi được tải vào máy thêu, file thêu vi tính sẽ chỉ đạo cho máy thêu hoạt động và thêu mẫu theo các th...

Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu

 Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu File thêu vi tính L'ami Food được vẽ lại tại 68Patches Dịch vụ này chủ yếu là để hỗ trợ: - Các bạn vừa khởi nghiệp, có máy thêu nhưng chưa thiết kế, số hóa được file thêu vi tính. - Các cửa hàng có máy thêu, nhưng vì đông khách quá, không xử lý kịp file thêu. - Các bạn có dự án bán file thêu (digital selling), cần nguồn file thêu chất lượng cao. - Các doanh nghiệp, đối tác cần outsource công đoạn này (bên mình chưa xuất được VAT cho dịch vụ số hóa file thêu). Vẽ file thêu vi tính theo yêu cầu, giá bao nhiêu? - Với logo trên ảnh minh họa, bên mình nhận vẽ lại với giá 100k/logo. Đơn giá này đã bao gồm công vẽ, thêu mẫu 1 lần (thêu mẫu trên máy thêu Tajima) và chỉnh sửa thêm tối đa 3 lần nữa nếu có yêu cầu (xin lưu ý là chỉnh sửa về mật độ mũi thêu, kích thước chữ, hình ảnh bên trong file thêu cũ chứ không phải vẽ lại 1 file thêu với nội dung mới). - Quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua facebook 68Patches hoặc Zalo 0906.919.611 (Đôn...