Chuyển đến nội dung chính

Tâm sự nghề thêu vi tính - Khởi nghiệp

Tâm sự nghề thêu vi tính - Khởi nghiệp

Chào các bạn, mình là Đông Đức, sáng lập của 68Patches. Mình đặt niềm tin vào một ngày nào đó, khi có ai đó tìm đến các sản phẩm thêu logo rời, thì sẽ nhớ ngay đến 68Patches với một ý nghĩa tích cực nhất. 

Mình khởi nghiệp nghề thêu vào đầu năm 2019. Chính xác là sau khi gác lại sự nghiệp công chức hồi tháng 9 năm 2018, mình có tham quan một buổi triễn lãm về máy móc ngành may mặc tại TPHCM. Tình cờ tiếp cận được chiếc máy thêu thành phẩm Tajima Sai và rất nhiều ý tưởng kinh doanh lùa về xoay quanh chiếc máy này. Nào là có thể thêu mũ nón, giày, tất vớ, áo thun, sơ mi,... rồi mình nghĩ cứ mua về đi, quyết tâm làm thì sẽ dc thôi. Giờ nghĩ lại đúng là liều thật, nhưng nếu cho quyết định lần nữa thì mình cũng sẽ mua nó thôi ^^

Tháng 3 năm 2019, mình mua chiếc máy thêu đầu tiên, đó là máy thêu Tajima Sai.

Chiếc máy này thời điểm đó có giá 265tr, giờ đã lên thêm 10tr là 275tr. Mình có viết một bài sơ lược về chiếc máy thêu Tajima Sai, nếu bạn quan tâm thì vào link sau để xem qua nhé!

Link tham khảo: Máy thêu vi tính giá bao nhiêu?

Lúc vừa mua về, việc đầu tiên của mình là triển khai thêu nón và áo thun, rồi nhận thêu lẻ tên học sinh,... Làm tèn tèn cũng gọi là tạm đủ sống, nhưng thực sự là không đông khách lắm. Mỗi ngày kiếm thêm dc vài trăm nghìn từ nghề thêu, trong khi đầu tư cái máy hết 265tr, thêm dàn phụ kiện như chỉ thêu, vải vóc, phôi nón,... ngót nghét 300tr. Thấy không xứng đáng lắm. Nhưng đã rước em nó về rồi thì cứ phải cày thôi.

Một số hình ảnh nón thành phẩm đầu tay hồi mới khởi nghiệp.
Đây cũng là quang cảnh hồi mới mua máy về đâu đó dc 1-2 tháng.

Hồi đó, mình cứ làm nghiên cứu làm mẫu mới, sao cho ít đụng hàng, hướng tới nón game, nón team, nón gia đình để hi vọng bán được số lượng. Làm xong mẫu nào là mình đăng lên shopee, lazada, facebook,... cũng có khách lai rai, mỗi ngày tầm chục cái sản phẩm thêu. Cũng tạm đủ sống và có dư chút ít để trả nợ mua máy (hồi mua máy này họ cho trả góp 50% lận, nên cũng đỡ).

Làm túc tắc 6 tháng, lúc đó khả năng thiết kế file thêu cũng tạm tạm rồi, cũng nắm khá rõ phần cứng của máy rồi. Tự nhiên có khách là 1 localbrand ở TPHCM liên hệ hỏi mình thêu logo rời ủi nhiệt (patch) với đơn hàng số lượng cũng lớn. Mình mừng quá trời. Chỉ mong sao chốt dc đơn hàng này để làm có thêm thu nhập rồi có thêm được kinh nghiệm. Cuối cùng mình cũng chốt đc đơn với đơn giá phải nói là quá thấp luôn, rồi dự trù thời gian sản xuất bị sai, làm thức trắng đêm đâu đó gần 1 tháng chỉ để ngồi coi máy thêu chạy.... (Lý do đơn giá vì sao lại thấp thì hôm nào mình sẽ chia sẻ ở một bài tâm sự khác, nó cũng có lý do của nó, và mình nghĩ nó hợp lý chứ mình cũng không thiệt thòi gì. Mặc dù lỗ nhưng hợp lý ^^)

Khách gửi kích thước và mẫu, mình xem cứ nghĩ thêu sẽ nhanh thôi. Nên báo thời gian thực hiện là 20 ngày (đó là tính thời gian máy chạy liên tục khoảng 18 tiếng 1 ngày rồi đó). Nhưng không ngờ được là sau khi vẽ file thêu ra xong mới tá hỏa. Số lượng mũi thêu nó nhiều hơn gấp rưỡi so với dự kiến. Nếu chạy liên tục 20 ngày, mỗi ngày 18 tiếng thì cần đâu đó 1 tháng mới xong. Rồi lúc đó mới báo lại với khách tình hình là như vậy, cần thêm chút thời gian. May mà họ cũng dễ chịu, cho mình tách ra 2 giai đoạn để giao hàng. Mình thì phải thức xuyên đêm, sáng thì nhờ team trông coi tiếp. Đơn hàng này tổng kết lại thì mình bị lỗ về tiền. Nhưng lãi khá nhiều bài học. Nó cũng đặt nền cho việc phát triển các dòng sản phẩm về logo thêu rời ủi nhiệt tại 68Patches hôm nay.

Bài học đầu tiên về định giá và thời gian sản xuất. Rất xứng đáng. Mặc dù mình cũng có 2 phương án backup khác đảm bảo sẽ đúng tiến độ và chất lượng cho khách nhưng mình vẫn chọn phương án thương lượng với khách về thời gian sản xuất, phương án giao hàng và bản thân phải thức xuyên đêm canh máy thêu chạy hàng cho khách cũng đều có lý do riêng. Hôm nào mình sẽ tiếp tục chia sẻ thêm về câu chuyện này.... Cảm ơn bạn đã đọc đến những dòng này!

Nếu cần mình hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì liên quan đến thông tin máy thêu, thiết kế file thêu, khởi nghiệp liên quan đến nghề thêu,... cứ nhắn tin cho mình nhé! Mình là Đông Đức, sáng lập của 68Patches - Nơi thêu logo theo yêu cầu.


Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất?

Vẽ file thêu có khó không? Dùng phần mềm nào vẽ file thêu dễ nhất? Tại 68patches, tụi mình vẽ file thêu bằng phần mềm Wilcom Quảng cáo sơ về phần mềm Wilcom Wilcom là phần mềm khá thông dụng tại thị trường Việt Nam (10 ông trong nghề thêu mà mình biết thì có tới 9,5 ông là dùng Wilcom). Nó có chức năng tạo ra các mẫu thêu vi tính từ các hình ảnh chụp hoặc các dạng hình ảnh đồ họa phổ biến khác. Các hình ảnh này được đưa vào Wilcom rồi được các thiết kế viên “số hóa” (digitize) hoặc có thể gọi đơn giản là tạo mũi thêu cho từng phần của hình ảnh bằng cách kết hợp nhiều kỹ thuật về kiểu mũi, màu sắc, hiệu ứng,… Sau khi hoàn tất, sản phẩm tạo ra là một tập tin định dạng thêu vi tính (.EMB) và có thể xuất ra các định dạng khác nhau để nạp vào máy thêu vi tính tự động, để máy có thể thêu ra sản phẩm thêu thực tế. Xem thêm bài: Định dạng file thêu vi tính để biết thêm thông tin về các dòng máy thêu sử dụng file nào. Ngoài ra, Wilcom còn có chức năng khá hay đó tự động số hóa một file vector

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không?

Định dạng của file thêu vi tính là gì? File vector thêu vi tính được không?   Là những câu hỏi mà mình nhận được khá nhiều từ khách hàng. Bài viết này mình sẽ giải thích các câu hỏi xung quanh vấn đề trên. File thêu vi tính hình chú chó shiba định dạng EMB được vẽ lại bởi 68patches * Nếu các bạn thích file trên, hãy vào link dưới đây để tải về nhé. Mình xin chia sẻ miễn phí ạ ^^ Link google drive:   https://drive.google.com/file/d/1PEUIXoCQYGa... Định dạng của file thêu vi tính là gì? File thêu vi tính là những loại tệp tin chứa thông tin về mẫu thiết kế thêu được lưu trữ trên máy tính. File thêu vi tính thường được tạo ra bởi các phần mềm thiết kế thêu hoặc được tải xuống từ các nguồn trực tuyến. Các file thêu vi tính có thể được sử dụng để chỉ định các thông tin cần thiết cho việc thêu trên máy thêu vi tính, bao gồm các mẫu hoa văn, kích thước, màu sắc và các thông số khác. Khi được tải vào máy thêu, file thêu vi tính sẽ chỉ đạo cho máy thêu hoạt động và thêu mẫu theo các thông tin đ

Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu

 Thiết kế - Vẽ lại file thêu vi tính theo yêu cầu File thêu vi tính L'ami Food được vẽ lại tại 68Patches Dịch vụ này chủ yếu là để hỗ trợ: - Các bạn vừa khởi nghiệp, có máy thêu nhưng chưa thiết kế, số hóa được file thêu vi tính. - Các cửa hàng có máy thêu, nhưng vì đông khách quá, không xử lý kịp file thêu. - Các bạn có dự án bán file thêu (digital selling), cần nguồn file thêu chất lượng cao. - Các doanh nghiệp, đối tác cần outsource công đoạn này (bên mình chưa xuất được VAT cho dịch vụ số hóa file thêu). Vẽ file thêu vi tính theo yêu cầu, giá bao nhiêu? - Với logo trên ảnh minh họa, bên mình nhận vẽ lại với giá 100k/logo. Đơn giá này đã bao gồm công vẽ, thêu mẫu 1 lần (thêu mẫu trên máy thêu Tajima) và chỉnh sửa thêm tối đa 3 lần nữa nếu có yêu cầu (xin lưu ý là chỉnh sửa về mật độ mũi thêu, kích thước chữ, hình ảnh bên trong file thêu cũ chứ không phải vẽ lại 1 file thêu với nội dung mới). - Quý khách có thể liên hệ trực tiếp qua facebook 68Patches hoặc Zalo 0906.919.611 (Đôn